Nhật Bản phản công trên đất liền châu Á - Đồng Minh giành lại Miến Điện và Borneo Chiến_tranh_Thái_Bình_Dương

Giao tranh tại Ấn Độ

Nhật Bản tấn công ở Trung Hoa

Bài chi tiết: Chiến dịch Ichi-Go

Mùa xuân năm 1944, đường giao thông trên biển của Nhật Bản đến các quốc gia vùng Đông Nam Á đã bị không quân và hải quân Đồng Minh phong tỏa. Bộ tổng tư lệnh Nhật Bản quyết định sử dụng con đường lục địa thay thế cho đường biển. Con đường bộ này qua eo biển Triều Tiên, nối liền Nhật Bản với Triều Tiên, Mãn Châu, xuyên suốt lãnh thổ Trung Quốc từ Bắc đến Nam tới Đông Dương, qua Thái Lan, Mã LaiSingapore, rồi qua eo biển Malacca tới Indonesia. Tuy nhiên, con đường này đã bị đứt đoạn tại một số tỉnh thuộc vùng Hoa TrungHoa Nam vẫn do quân Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát. Bởi vậy, bộ tư lệnh Nhật quyết định mở chiến dịch Ichi-Go nhằm đánh chiếm các tỉnh này. Nhiệm vụ chủ yếu của chiến dịch này là chiếm đóng các sân bay Mỹ và 3 tuyến đường sắt quan trọng tại đây.[135]

Đêm 17 tháng 4, sư đoàn bộ binh 37 của Nhật vượt sông Hoàng Hà, mở đầu chiến dịch tấn công. Quân Trung Hoa trở nên bạc nhược sau mấy năm hưu chiến và bị ảnh hưởng bởi bộ máy tuyên truyền Nhật nên tan rã nhanh chóng. Trong khi đó, ngày 5 tháng 6, tướng Claire Lee Chennault cho máy bay B-29 xuất phát từ Thành Đô ném bom Bangkok và đến ngày 15 là thành phố Yawata trên đảo Kyushu.

Nhưng mọi hoạt động của không quân Mỹ cũng không cứu được tình thế Trung Hoa. Ngày 18 tháng 6, Trường Sa thất thủ. Ngày 29 tháng 6, đến lượt Hành Dương cũng thất thủ. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Hoa dân quốc Hà Ứng Khâm đã ra lệnh xử bắn nhiều tướng lĩnh chịu trách nhiệm về thất bại này.[136] Đầu tháng 8, quân Nhật tiếp tục tấn công. Hàng chục binh đoàn Quốc dân Đảng rút chạy không chiến đấu. Tư lệnh quân đoàn 62 và một số sĩ quan cao cấp khác bị xử bắn theo lệnh Tưởng Giới Thạch.

Trước tình hình đó, tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt đã phải cử đặc phái viên Patrick Jay Hurley đến Trung Quốc để thị sát tình hình. Trước khi đến Trung Quốc, Hurley đã ghé qua Moskva và được ngoại trưởng Vyacheslav Molotov cho hay rằng Liên Xô muốn có quan hệ hữu nghị với Trung Hoa dân quốc và đối với Đảng cộng sản Trung Quốc, Liên Xô chỉ xem họ là cộng sản "trên danh nghĩa".[137] Hurley quyết định giúp Trung hoa dân quốc củng cố lực lượng và cố gắng liên kết Quốc dân Đảng với Đảng cộng sản. Sau đó, theo yêu cầu của Tưởng, tổng thống Roosevelt cũng triệu hồi tướng Joseph Stilwell về Mỹ và thay bằng tướng Albert C. Wedemeyer.

Ngày 10 tháng 11, sau 2 tháng giao tranh, thành phố Quế Lâm thất thủ. Ngày 26 tháng 11, quân Nhật từ Quảng Đông kéo xuống đã thẳng tiến đến tận biên giới Đông Dương. Như vậy, con đường trên bộ của quân Nhật đã thông suốt và mọi mục tiêu của chiến dịch Ichi-Go đều thành công. Chiến thắng trong cuộc tiến công năm 1944 trên chiến trường Trung Quốc đã cứu vãn phần nào uy danh của quân đội Thiên hoàng đang thảm bại trên hàng loạt chiến trường khác.[138]

Nhật Bản đảo chính Pháp ở Đông Dương

Trước tình hình quân Nhật thất bại liên tiếp trên chiến trường Thái Bình Dương, lực lượng Pháp ở Đông Dương theo phái Charles de Gaulle ráo riết hoạt động chờ Đồng Minh đổ bộ lên Đông Dươngsẽ nổi dậy chống Nhật. Quân Nhật biết rõ hoạt động của người Pháp nên quyết định hành động trước.

Vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tấn công Pháp ở Sài Gòn, chiếm Phủ toàn quyền và bắt giữ Toàn quyền. Tại các nơi khác trên lãnh thổ Đông Dương, quân Nhật nhanh chóng làm chủ tình hình, một số ít quân Pháp chạy thoát được sang Trung Quốc.[139] Với sự kiện này, toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật.

Đồng Minh giành lại Miến Điện

Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đổ bộ lên đảo Ramree

Cuối năm 1944, đầu năm 1945, Bộ tư lệnh các lực lượng Đồng Minh tại Đông Nam Á (SEAC) do phó đô đốc Anh Louis Mountbatten đứng đầu gồm 750.000 quân, sẵn sàng phản công giành lại tất cả những đất đai đã bị quân Nhật chiếm ở lục địa Đông Nam Á. Cùng với sự vượt trội hơn hẳn về quân số, Đồng Minh có ưu thế tuyệt đối về không quân, chiến xa và các phương tiện cơ giới khác. Trong khi đó, bộ tư lệnh quân Nhật nhận thức được sự yếu kém của mình quyết định cố đánh cầm chừng chờ mùa mưa tới và dự định sử dụng Quân đội Quốc gia Miến Điện của chính phủ Ba Maw do người Nhật dựng lên.[140]

Quân đoàn XV Ấn Độ tiến dọc theo bờ biển tỉnh Arakan, sau cùng đã chiếm được hải cảng Akyab, mục tiêu hai năm về trước họ đã thất bại. Quân đoàn 28 Nhật rút lui không kháng cự, rời khỏi Arakan. Ngày 22 tháng 1, quân Anh chiếm đảo Ramreehải cảng Cheduba 5 ngày sau đó. Sau khi quét sạch quân Nhật khỏi Arakan, quân Đồng Minh bắt đầu xây dựng các sân bay chuẩn bị cho các trận đánh sắp tới.[141]

Khác với mặt trận Arakan, tại vùng biên giới Trung-Miến gần tỉnh Vân Nam, tập đoàn quân 13 Nhật đã kháng cự rất mãnh liệt.[141] Từ tháng 10 năm 1944, quân Nhật đã tiến đánh trước, đẩy lùi cánh quân của Quốc dân Đảng. Ngày 2 tháng 11, quân Trung Quốc phá được vòng vây và lại bắt đầu phản công. Ngày 25 tháng 1, quân Nhật mất Wanting, buộc phải rời biên giới lui về phía sau. Thế là Đồng Minh kiểm soát hoàn toàn "con đường Ledo" qua Myitkyna, Bhamo, Nankhan đến tận Wanting, giờ đây trở thành "con đường Stilwell".[142] Đầu tháng 2 năm 1945, quân Trung Hoa tràn vào Miến Điện nhằm chiếm phần còn lại của "Con đường Miến Điện" đi sâu vào đất Miến đến tận Lashio. Ngày 9 tháng 3, quân đội Trung Hoa Dân quốc đã đánh chiếm Lashio và con đường Miến Điện từ Lashio qua Wanting, Lungling đến tận Trùng Khánh đã trở về tay Đồng Minh.

Trong khi đó, vào tháng 11 năm 1944, Tập đoàn quân 14 Anh-Ấn do tướng William Slim chỉ huy đã mở cuộc đột phá phòng tuyến quân Nhật trên sông Chindwin. Sau khi Đồng Minh vượt được sông, quân Nhật vội vã rút lui về bờ đông sông Irrawaddy, lập phòng tuyến mới mà trọng điểm chiến lược là cố đô Mandalay.[143] Lực lượng phòng thủ ở đây là Tập đoàn quân 15 đã suy yếu nhiều sau cuộc hành quân thất bại tại Ấn Độ. Trung tướng Heitarō Kimura, tổng tư lệnh mới của quân Nhật tại Miến Điện, hi vọng phòng tuyến này sẽ cản được bước tiến Đồng Minh.

Ngày 1 tháng 3, quân đoàn IV Anh đã chiếm Meiktila, là trung tâm hàng tiếp liệu. Ngày 9 tháng 3, khi quân Trung Hoa tiến vào Lashio thì cũng là lúc sư đoàn bộ binh số 18 Anh mở màn trận tấn công vào Mandalay bằng cách vượt sông Irrawaddy. Ngày 20 tháng 3, cố đô Mandalay đã hoàn toàn lọt về tay Đồng Minh sau 3 năm bị quân Nhật chiếm đóng.[144]

Sau khi tiến vào Mandalay, bộ tư lệnh quân Anh hạ lệnh cho tập đoàn quân 14 dừng lại một tháng để củng cố lực lượng. Trong khi đó, máy bay Anh, Mỹ liên tục thả bom xuống Rangoon, thủ đô của chính phủ thân Nhật. Ngày 27 tháng 3, dưới sự thúc ép của bộ tư lệnh Nhật, chính phủ Miến Điện thân Nhật đã buộc phải điều 1 sư đoàn "Quân đội quốc gia Miến Điện" ra tiền tuyến nhưng vừa ra khỏi thủ đô, nhiều quân lính đã chạy sang hàng ngũ quân Anh, quay súng chống lại quân Nhật.[145] Ngày 15 tháng 4, quân Anh bắt đầu cuộc tiến quân từ Mandalay xuống Rangoon. Nhưng khi tiến đến Pegu cách Rangoon hơn 80 km thì bị chặn đánh quyết liệt. Mãi đến ngày 3 tháng 5, quân Anh mới chiếm được thành phố này trong cảnh đổ nát hoang tàn.[146] Tổng cộng Nhật thiệt hại 347.000 người.[93]

Mặc dù chiến cuộc tại Miến Điện gần như đã kết thúc nhưng một số lực lượng Nhật vẫn còn kháng cự. Đầu tháng 8 năm 1945, bộ tư lệnh Đồng Minh tiêu diệt hoàn toàn 2 cánh quân Nhật ở tây sông Sittang với 10.500 quân Nhật bị giết và 700 bị bắt làm tù binh.[147] Nhiều đơn vị Nhật lẻ tẻ vẫn còn kháng cự đến đầu tháng 9 năm 1945. Sau khi giành lại được Miến Điện, bộ tư lệnh quân Anh thành lập thêm tập đoàn quân 12 Anh-Miến dự định tiến công giành lại Thái Lan, Mã LaiSingapore nhưng công việc tổ chức chưa hoàn thành thì Nhật đã đầu hàng.

Đồng Minh giải phóng Borneo

Chiến dịch Borneo 1945 là chiến dịch lớn cuối cùng tại mặt trận tây nam Thái Bình Dương. Chiến dịch là một loạt các cuộc đổ bộ bằng đường biển tấn công lực lượng quân Nhật đồn trú đảo từ ngày 1 tháng 5 đến 21 tháng 7 do quân đoàn I của Úc do tướng Leslie Morshead chỉ huy thực hiện. Các lực lượng hải quân và không quân Đồng Minh, như Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ dưới quyền đô đốc Thomas Kinkaid, Lực lượng Không quân Chiến thuật số 1 của Úc và Phi đoàn 13 Hoa Kỳ cũng đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch.

Chiến dịch mở màn với cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh lên hòn đảo nhỏ Tarakan vào ngày 1 tháng 5. Tiếp đó, vào ngày 1 tháng 6 là hai cuộc đổ bộ đồng thời lên Labuan và bờ biển Brunei. 1 tuần sau, quân Úc bắt đầu tấn công các vị trí quân Nhật tại miền Bắc Borneo. Sau cùng, quân Đồng Minh kết thúc chiến dịch bằng cuộc đổ bộ đường biển lớn cuối cùng tại Balikpapan, bờ biển phía đông Borneo vào ngày 1 tháng 7.

Mặc dù chiến dịch này vào thời điểm đó và nhiều năm về sau đã bị chỉ trích tại Úc là một sự phí phạm vô ích sinh mạng những người lính, nhưng nó cũng đã đạt được nhiều thành quả, như cô lập các lực lượng quân Nhật còn đang chiếm giữ phần lớn Indonesia, chiếm được các nguồn cung cấp dầu mỏ và giải thoát tù binh Đồng Minh, những người đang phải ở trong tình trạng ngày càng tồi tệ.[148]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Thái_Bình_Dương http://ajrp.awm.gov.au/AJRP/AJRP2.nsf/437f72f8ac2c... http://wwii.ca/index.php?page=Page&action=showpage... http://www.china.org.cn/english/features/celebrati... http://www.avalanchepress.com/MexicanAirForce.php http://forum.axishistory.com/viewtopic.php?f=65&t=... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/137119/B... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/247568/B... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/310634/k... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/381684/B... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/456391/B...